Tổng quan về thị trường cà phê quý II/2020

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam

Cập nhật tin tức, tình hình sản xuất, tiêu thụ, biến động giá về thị trường cà phê quý II/2020, dự báo về thị trường cafe trong và ngoài nước.

Thị trường cà phê quý II/2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên sản lượng bị sụt giảm đáng kể. Tình hình sản xuất cafe Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết khô hạn tại khu vực Tây Nguyên.

Tìm hiểu thêm: Cafe Việt Nam là loại gì?

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam
Thị Trường Cà Phê Quý II Năm 2020

Thị trường cà phê thế giới Quý II – Tin tức Cafe

Tình hình sản xuất cafe quý II trên thị trường

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2019 – 2020 sẽ giảm xuống còn 166,9 triệu bao. Trước đó, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã đưa ra mức dự báo 167,91 triệu bao cho niên vụ này.

Tình hình sản xuất cà phê ở một số quốc gia như sau: Sản lượng cà phê của Việt Nam giảm xuống còn 31,3 triệu bao vì diện tích trồng giảm. Bệnh gỉ sét đã làm cho sản lượng cà phê của Honduras giảm xuống 5,6 triệu bao. Ấn Độ là nước bị chịu ảnh hưởng lớn từ mưa lũ trong hơn hai năm qua cộng thêm tác động từ dịch Covid 19 đã gây nên cuộc khủng hoảng cho người dân trồng cà phê ở đây. Họ gặp khó khăn trong việc thu hoạch và chế biến cà phê. Việc phong tỏa vì dịch bệnh đã khiến cho việc giao dịch cà phê tại các đồn điền, nhà máy và cảng bị đình trệ.

Cooxupe – nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết Brazil mới chỉ thu hoạch được 23% diện tích cà phê, thấp hơn nhiều so với mức 44% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, không đáng lo ngại vì thời tiết khô ráo tại Brazil đang giúp đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cà phê. Bang Minas Gerais có lượng mưa trung bình chỉ đạt 1,2mm, chỉ bằng 28% so với lượng mưa trung bình vào thời điểm này hàng năm.

Tiêu thụ cafe quý II trên thị trường ra sao?

Theo ICO, xuất khẩu cà phê từ tất cả các nước điều giảm khiến cho xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 5 giảm 14,6% xuống còn 10,49 triệu bao. Mặc dù vậy nhưng đây là khối lượng xuất khẩu trong tháng 5 cao thứ ba từ trước đến nay.

EU: Brazil là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất của EU, chiếm 20% sản lượng nhập khẩu trong nửa đầu năm. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Việt Nam (13,8%), Colombia (3,9%), Honduras (3,8%) và Uganda (3,2%). Trong đó, cà phê xanh chiếm khoảng 70% lượng nhập khẩu của EU, cà phê hòa tan chỉ chiếm khoảng 10%. Trong 6 tháng đầu năm, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam là những nhà cung cấp cà phê hòa tan lớn cho khối với mức nhập khẩu lần lượt chiếm 5,4%, 4,7% và 3,5% tổng sản lượng nhập khẩu cà phê hòa tan.

Mỹ: Trong 6 tháng đầu năm, Brazil và Colombia là hai quốc gia cung cấp lượng cà phê lớn cho Mỹ với lượng nhập khẩu chiếm tới 53,6%. Ngoài ra, thị trường Mỹ còn nhập khẩu cà phê từ Việt Nam (9,1%), Mexico (4,9%) và Peru (4,1%).  Brazil, Mexico, Colombia, Ấn Độ và Tây Ban Nha là năm quốc gia cung ứng cà phê hòa tan lớn nhất cho Mỹ với sản lượng chiếm 87,8%. Còn năm nguồn nhập khẩu cà phê rang lớn nhất là Canada, Italia và Thụy Sĩ chiếm 71,8% còn Mexico và Colombia lần lượt chiếm 10,8% và 7,3%.

Nhật Bản: Trong 6 tháng đầu năm nay, Nhật Bản nhập khẩu cà phê phần lớn từ Brazil, Việt Nam và Colombia. Cà phê xanh chiếm gần 90% tổng sản lượng cà phê của Nhật Bản còn cà phê hòa tan chỉ chiếm khoảng 9%.

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam
Nhập khẩu cà phê của một số nước trong 6 tháng đầu năm

Diễn biến giá cafe quý II trên thị trường

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã công bố chỉ số giá tổng hợp ICO trong tháng 6 lần đầu tiên giảm xuống mức 100 UScent/pound. Bên cạnh đó, nhu cầu thấp và vụ thu hoạch kỷ lục của Brazil cũng làm cho chỉ số giá của nhóm cà phê Arabica có xu hướng giảm.

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020. Về phía ICO cho rằng nếu GDP toàn cầu giảm 1% thì kéo theo tiêu thụ cà phê giảm 0,95%.

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam
Diễn biến chỉ số giá cà phê ICO từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2020

Dự báo

Theo báo cáo mới nhất của USDA, sản lượng và xuất khẩu cà phê thế giới trong năm 2020 – 2021 sẽ đạt mức kỷ lục khoảng 176,1 triệu bao. Nguyên nhân chủ yếu là do Brazil bước vào năm sản xuất chính của cà phê Arabica. Bên cạnh đó, USDA cũng thay đổi ước tính cho năm 2019 – 2020 giảm sản lượng và xuất nhập khẩu so với dự báo ban đầu.

Brazil: Sản lượng cà phê Arabica của Brazil được dự báo sẽ tăng thêm 6,8 triệu bao. Phần lớn các khu vực bước vào năm sản xuất chính của chu kỳ hai năm một lần. Vụ thu hoạch cà phê Arabica thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng sau và chất lượng của mùa vụ dự kiến sẽ tốt hơn mùa trước. Nhờ vào thời tiết thuận lợi ở hầu hết các vùng sản xuất chính tạo điều kiện tốt cho cây ra hoa và đậu quả. Từ mang lại năng suất cao cho cây cà phê.

Colombia: Với điều kiện thuận lợi, sản xuất cà phê Arabica của Colombia dự báo tăng lên 14,1 triệu bao. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU ước tính tăng lên 12,4 triệu bao. Thêm vào đó, lượng tiêu thụ tăng lên khiến cho dự trữ cuối năm sẽ giảm nhẹ.

Thị trường cà phê Việt Nam quý II – Tin tức Cafe

Tình hình sản xuất cafe quý II trên thị trường Việt Nam

Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế đã khiến cho giá cà phê tăng lên kể từ đầu tháng 5. Do khu vực Tây Nguyên phải chịu tình trạng hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng cà phê. Chính vì thế, Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2020 – 2021 có thể giảm 15%

Hạn hán kéo dài đã khiến cho hàng nghìn ha cà phê của bà con bị khô cháy, héo úa. Hiện nay, các khu vực sản xuất cà phê đã bắt đầu vào mùa mưa, người nông dân đang tích cực chăm sóc nhằm hồi phục cây. Tùy theo mức độ hư hại, có thể tỉa bỏ cành khô, cưa ghép, tạo bộ tán mới cho cây cà phê phát triển. Bên cạnh đó, người dân cũng chú trọng tới việc trị sâu bệnh hại đang hoành hành tại các vườn cà phê sau mùa khô. Ngoài ra, giá cà phê thấp đã khiến cho nhiều hộ phải trồng xen canh với các loại cây khác.

Tiêu thụ cafe quý II của thị trường Việt Nam

Số liệu xuất khẩu cà phê

Theo Cục Xuất nhập khẩu, khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm nay đạt 943 nghìn tấn và 1,59 tỷ USD, tăng 2,4% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

USDA dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2019 – 2020 dự kiến giảm còn 23,5 triệu bao, thấp hơn báo cáo trước đó vì chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường nước ngoài. Đại dịch Covid 19 đã làm ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu. Đặc biệt, cà phê đã bị giảm nhu cầu và gián đoạn vận chuyển khi các quốc gia ban hành lệnh cách ly trên phạm vi toàn quốc. Mặc dù giãn cách xã hội đã dần được nới lỏng nhưng tác động của dịch bệnh vẫn đang còn ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động thương mại. Bởi thói quen tiêu thụ cà phê tại quán cà phê đã chuyển sang thưởng thức cà phê tại nhà.

Dung lượng cà phê Việt Nam tại Nga

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết nhập khẩu cà phê của Nga trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 75,91 nghìn tân với trị giá 211,07 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 1,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Do Nga tăng cường nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê robusta hoặc arabica chưa rang, chưa khử chất caffeine (mã HS 090111).

Người tiêu dùng Nga đặc biệt ưa thích cà phê hòa tan. Nước Nga đứng thứ ba thế giới về sức tiêu thụ cà phê hòa tan, chỉ sau Mỹ và Anh. Người dân Nga đang có xu hướng chuyển dần sang tiêu thụ cà phê rang (bột và hạt).

Nga là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng lớn đối với ngành cà phê toàn cầu. Vì khí hậu nơi đây không thích hợp cho cây cà phê phát triển nên nguồn cung phụ thuộc vào nhập khẩu.

Trong 4 tháng đầu năm nay, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nga đạt mức 2.781 USD/tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nga từ Việt Nam đạt 1.694 USD/tấn, giảm 5,9% và Brazil đạt 2.291 USD/tấn, giảm 2,6%. Trái lại, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Colombia tăng 6,7%, lên 3.536 USD/tấn; Honduras tăng 4,7%, lên mức 2.857 USD/tấn; Ethiopia tăng 8,2%, lên mức 3.396 USD/tấn.

Việt Nam và Brazil là hai quốc gia cung cấp cà phê với sản lượng lớn cho Nga. Giai đoạn tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, Nga tăng nhập khẩu từ Brazil và giảm nhập khẩu từ Việt Nam. Dịch Covid 19 đã khiến việc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam giảm xuống.

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam
Cơ cấu nguồn cung cà phê của nước Nga

Cà phê chế biến

Sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, hàng loạt thương hiệu cà phê đã quay trở lại thị trường. Bằng cách khai trương các chi nhánh mới để thu hút sự chú ý của khách hàng với nhiều tiện nghi hơn có thể kể đến Viva Reserve, Ông Bầu,… Những thương hiệu nhanh chóng đã tạo được tiếng vang trong ngành cà phê.

Diễn biến giá cafe quý II trên thị trường

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 6 giá cà phê trong nước có xu hướng giảm cùng với biến động của thị trường thế giới. Ở các tỉnh Tây Nguyên, giá cà phê vối nhân xô giảm xuống mức 30.400 – 30.900 đồng/kg. Trong đó, giá cao nhất tại Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng. Việc giá giảm xuống mức thấp dẫn đến người dân không muốn bán ra khiến cho việc thu mua cà phê để xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam
Diễn biến giá cà phê trong nước quý II/2020

Dự báo

Giá cả và sản lượng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo giá cà phê trong nước có thể tăng lên do nguồn cung sụt giảm vì người nông dân không muốn bán hàng với giá thấp.

USDA dự báo dự trữ cà phê của Việt Nam niên vụ 2019 – 2020 tăng lên 4,6 triệu bao và 2020 – 2021 ở mức 5,5 triệu bao. Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2020 – 2021 được dự báo đạt 30,2 triệu bao, giảm 1,1 triệu bao so với vụ mùa năm ngoái.

Thời tiết

Trong tháng 7/2020, nắng nóng vẫn còn diễn ra ở các tỉnh Bắc Bộ. Khu vực Trung Bộ sẽ có nhiều ngày nắng nóng, có thể xuất hiện nắng nóng gay gắt. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa dông. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đang là vào mùa mưa nên sẽ có mưa rào và dông. Nhiệt độ trên toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kì từ 0,5-1 độ C.

Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành cà phê quý II – Tin tức Cafe

Vinacafe lỗ 167 tỷ đồng năm 2019

Theo báo cáo tài chính năm 2019, Vinacafe xuất khẩu 47 nghìn tấn, đạt 85,6% kế hoạch; chế biến 46 nghìn tấn, đạt 70,8% kế hoạch, sản lượng cà phê rang xay đạt 40 tấn, đạt 80% kế hoạch; tổng doanh thu đạt 3.592 tỷ đồng, hoàn thành 84,4% kế hoạch và lỗ ròng 167 tỷ đồng.

Masan muốn mua trọn Vinacafé Biên Hòa

Công ty TNHH MTV Masan Beverage (MSB) mới đây đã công bố thông tin muốn mua 401.000 cổ phiếu VCF – CTCP Vinacafé Biên Hòa trong thời gian từ ngày 17/6 đến 16/7. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Masan Beverage đang sở hữu 26,18 triệu cổ phiếu VCF tương đương với 98,49% vốn điều lệ Vinacafé Biên Hòa. Nếu lần mua vào này thành công, đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan sẽ tăng tỷ lệ nắm giữ tại công ty con lên 100%, chính thức thâu tóm trọn Vinacafé Biên Hòa.

Thị trường cà phê - Update 11/2020 - Tin tức Cafe Việt Nam
Kết quả kinh doanh của kinh doanh của Vinacafe Biên Hòa

Trung Nguyên mở ‘siêu thị cà phê’ trên Amazon, Alibaba

Sau một thời gian tìm hiểu, Tập đoàn Trung Nguyên đã chính thức đưa các sản phẩm lên hai trang thương mại điện tử toàn cầu có lượng khách hàng và doanh thu cao nhất hiện nay là Amazon và Alibaba. Đây là một bước tiến mới trong việc chinh phục khách hàng quốc tế của Trung Nguyên.

Chính sách

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không vượt quá 200 tỷ đồng dự kiến được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020.

Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm soát nguồn gốc nông sản. Theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cho biết, chính quyền Trung Quốc đang gia tăng các biện pháp kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Trước tình hình này, các doanh nghiệp phải chú trọng hơn vào công tác giám sát chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Theo Báo cáo Thị trường cà phê Quý II/2020 do Vietnambiz phát hành: http://vietnambiz.mediacdn.vn/171464876016439296/2020/7/17/bao-cao-thi-truong-ca-phe-qui-ii-2020-final-15949929251541061681696.pdf

1900 588 878