Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường cafe nhập khẩu – Cà phê Việt Nam

Bài viết này sẽ chia sẻ về những thị trường cafe nhập khẩu lớn của Việt Nam và giải pháp để gia tăng xuất khẩu trong thời gian tới. Độc giả cùng theo dõi nhé!

Cà phê đang dần trở thành mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Việt Nam quả thật may mắn khi được thiên nhiên ưu ái nguồn tài nguyên, khí hậu, đất đai để canh tác loại cây này. Không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước mà sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng đạt được những con số ấn tượng khi đứng thứ hai thế giới về thị trường xuất khẩu cà phê. Những thị trường cafe nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong vòng tròn nhập khẩu cà phê của nước ta đang có chiều hướng gia tăng là tín hiệu tốt cho ngành cà phê.

Thị trường cà phê nhập khẩu có nhiều khởi sắc
Thị trường cà phê nhập khẩu có nhiều khởi sắc. Ảnh sưu tầm.

Các thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam ở đâu?

Hiện nay, các sản phẩm cà phê của Việt Nam được hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu. Con số này đã giúp nước ta trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai, tương đương với 14,2% thị phần của toàn thế giới. Trong đó, cà phê rang xay, hòa tan xuất khẩu chiếm 5,9% thị phần xếp thứ năm sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ.

Những năm vừa qua, thị trường cà phê nhập khẩu đạt được tốc độ tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại ngành cà phê đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Ảnh sưu tầm

Sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu cà phê từ Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam có mức tăng trong năm qua là Đức, Nhật Bản, Thái Lan và Algeria. Trong khi đó, sản lượng lại giảm sút ở các nước Mỹ, Italia, Tây Ban Nha và Nga. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê đạt 1,59 tỷ USD tương đương với 941 nghìn tấn. So với cùng kỳ năm 2019, sản lượng tăng 2,2% và giá trị tăng 1,3%.

Cụ thể: Đức đã chi hơn 228 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Đứng ở vị trí thứ hai là Mỹ với khoảng 79 nghìn tấn tương đương với hơn 142 triệu USD. Ngoài ra, Nhật Bản, Italia và Tây Ban Nha là những thị trường có giá trị nhập khẩu cà phê trên một trăm triệu USD. Đặc biệt, Bỉ có mức nhập khẩu tăng cao với 16,2% về lượng và 20,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2020
10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2020. ảnh sưu tầm

Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam

Tổng cục Hải quan ghi nhận số liệu xuất khẩu cà phê tháng 6 đạt 127,7 nghìn tấn trị giá 217,7 triệu USD. So với cùng kì năm ngoái giảm 11,5% về lượng và giảm 9,9% về trị giá. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê tăng 2,2% về lượng và tăng 1,3% về trị giá đạt 941 nghìn tấn trị giá 1,59 tỉ USD.

Các thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong nửa đầu năm cho thấy tăng ở các nước như Đức, Nhật Bản, Angieri, Thái Lan; trong khi giảm ở Italia, Mỹ, Philippines, Tây Ban Nha, Nga.

  • Dẫn đầu tiêu thụ cà phê Việt trong 6 tháng là Đức với trên 228 triệu USD tương đương hơn 151 nghìn tấn.
  • Kế đến là Mỹ chi gần 143 triệu USD nhập gần 79 nghìn tấn cà phê Việt.
  • Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản là những thị trường có mức chi tiêu trên trăm triệu USD để nhập khẩu cà phê nước ta.
Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam

Xét về giá xuất khẩu sang những thị trường lớn thì giá xuất sang Philippines đạt cao nhất 2.103 USD/tấn. Kế đến là Nga 1.870 USD/tấn. Mỹ 1.810 USD/tấn…

Giá xuất khẩu cà phê sang những thị trường lớn của Việt Nam trong 6 tháng 2020
Giá xuất khẩu cà phê sang những thị trường lớn của Việt Nam trong 6 tháng 2020

Chi tiết các thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 

Thị trường
Tháng 6/2020
6 tháng năm 2020
So với 6 tháng năm 2019 (%)
Lượng

 (Tấn)

Trị giá

 (nghìn USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng

 (Tấn)

Trị giá 

(nghìn USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

Lượng
Trị giá
Đức
17.123
25.934
1.515
151.412
228.093
1.506
11,2
6,5
Mỹ
9.837
18.754
1.906
78.985
142.959
1.810
-11,5
-2,8
Italia
11.071
16.685
1.507
79.939
124.586
1.559
-2,2
-4,9
Tây Ban Nha
8.014
13.160
1.642
66.179
106.881
1.615
-2,2
-0,6
Nhật Bản
11.322
18.614
1.644
59.791
103.116
1.725
17,7
18,2
Philippines
8.712
16.995
1.951
40.785
85.788
2.103
-6,4
-13,2
Nga
6.897
12.798
1.856
43.884
82.050
1.870
-4,3
-4,6
Bỉ
5.880
8.730
1.485
45.732
74.796
1.636
16,2
20,1
Algeria
6.719
10.305
1.534
38.552
58.810
1.525
4,1
-1,6
Thái Lan
4.694
7.007
1.493
18.471
30.202
1.635
6,8
3

Theo: https://vietnambiz.vn/top-10-thi-truong-nhap-khau-ca-phe-viet-nam-nhieu-nhat-6-thang-2020-20200810233839677.htm

Thị trường Trung Quốc tiêu thụ sản lượng lớn cafe Việt Nam

Theo các báo cáo gần đây, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cà phê đứng thứ 17 trên thế giới. Mức tăng trung bình hàng năm của mặt hàng cà phê ở quốc gia đông dân này là 15% trong vòng 10 năm qua. Nước này chủ yếu nhập khẩu cà phê nhân chưa qua chế biến.

Đây là một trong những thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ niên vụ 2009/2010 đến 2013/2014, gần một nửa tổng sản lượng nhập khẩu được cung cấp từ Việt Nam. Trong đó, các sản phẩm cà phê rang xay, hòa tan chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn lại là cà phê Robusta chưa rang, chưa khử cafein.

Ảnh hưởng của Covid đến thị trường nhập khẩu cafe Việt Nam

Dịch Covid 19 đã ảnh hướng tới thị trường cà phê nhập khẩu khi nhu cầu của người dân thay đổi. Khi lệnh giãn cách xã hội được áp dụng ở nhiều quốc gia. Thói quen tiêu dùng dịch chuyển từ mua hàng tại quán sang thưởng thức tại nhà.

Dự báo sẽ có tác động tích cực đến giá cà phê Robusta. Vì phần lớn các loại cà phê phối trộn, hoàn tan đều sử dụng cà phê này. Nếu đúng như dự báo thì cũng đồng nghĩa với việc giá cà phê Arabica tiếp tục giảm sâu.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu cà phê bình quân đạt khoảng 1.685 USD/tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá xuất khẩu cao nhất khi xuất sang Philippines với 2.103 USD/tấn, theo sau đó là Nga 1.870 USD/tấn, Mỹ 1.810 USD/tấn.

Giá cà phê thế giới giảm đã kéo theo giá cà phê trong nước giảm nằm trong khoảng từ 30.000 – 32.500 đồng/kg. Giá thấp khiến cho người nông dân không muốn bán ra. Điều này đã làm cho việc thu mua cà phê xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng tiêu thụ.

Giá cà phê có nhiều biến động trong năm qua. Ảnh Sưu Tầm

Khó khăn trong việc phát triển thị trường nhập khẩu cafe Việt Nam ra sao?

Mặc dù cà phê vẫn duy trì được sản lượng xuất khẩu ổn định và có xu hướng tăng trưởng tuy nhiên ngành này cũng đang gặp phải không ít khó khăn. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho tình hình cạnh tranh diễn ra khốc liệt.

Bên cạnh đó, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê dạng thô. Trong khi, tỷ lệ cà phê chế biến sâu, giá trị gia tăng chỉ đạt xấp xỉ 10% trong tổng sản lượng cà phê nhân. Có thể thấy, mặt hàng cà phê chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng.

Theo các chuyên gia tính toán, nếu tính giá xuất khẩu tại cảng Việt Nam thì giá của mỗi tấn cà phê là khoảng 40 triệu đồng trong khi nếu trải qua quy trình chế biến sâu thì giá trị gia tăng sẽ rơi vào khoảng từ 70 đến 100 triệu đồng/tấn.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê vẫn chưa thực sự quan tâm tới quy trình bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ và truyền thông thương hiệu cafe. Việc này đã khiến cho nguồn doanh thu đạt được khi xuất khẩu cà phê vào các thị trường tiêu thụ lớn thường không cao.

Giải pháp phát triển thị trường cà phê nhập khẩu là gì?

Kết thúc quý II/2020, giá trị nhập khẩu cà phê của các thị trường lớn vẫn đang tăng trưởng và được dự báo là sẽ tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự bùng nổ của đại dịch Covid 19 cùng với sự biến động của giá cà phê có thể gây ra nhiều biến động tiêu cực cho thị trường cà phê nhập khẩu. Do đó, ngành cà phê nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần đưa ra các giải pháp để giữ vững tăng trưởng.

Cần đưa ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu cà phê
Cần đưa ra các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu cà phê. Ảnh sưu tầm

Tái cơ cấu ngành cà phê Việt Nam trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

Việc tái cơ cấu ngành cà phê cần được triển khai sớm để mang lại hiệu quả. Đưa các quy trình công nghệ áp dụng khoa học công nghệ cao vào trong thực tiễn nhằm đảm bảo ổn định về sản lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Đồng thời, đưa ra các chính sách hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư. Thực hiện các chương trình hợp tác giữa người nông dân và doanh nghiệp bằng việc đào tạo kiến thức, nâng cao tay nghề tiếp cận với trang thiết bị hiện đại.

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tập trung vào xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp nên thực hiện nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường để từ đó xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả. Để có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu vào những thị trường lớn, doanh nghiệp phải hiểu rõ về thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp chủ động tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại. Tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở trong và ngoài nước. Đây là cơ hội để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác. Bên cạnh đó, thông qua những sự kiện này các đơn vị cập nhật được những thay đổi thương mại. Nhờ đó, có phương án cải tiến sản phẩm phù hợp với điều kiện của thị trường.

Tổng kết

Như vậy, nhìn chung thị trường cà phê nhập khẩu đang phát triển theo chiều hướng tốt. Các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về cả mặt chất lượng sản phẩm, xây dựng chân dung về cafe cao cấp và hình ảnh thương hiệu để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

1900 588 878