PHIN CÀ PHÊ – VĂN HÓA CÀ PHÊ VIỆT NAM

COFFEE FILTER – VIETNAM COFFEE CULTURE

Cà phê là thứ đồ uống có sức quyến rũ kỳ lạ. Bản thân nó cũng mang trong mình những câu chuyện riêng đầy hấp dẫn. Dòng chảy của văn hóa cuốn cà phê “trôi” theo, để lại cho chúng ta tò mò về những điều xung quanh ly cà phê. Bạn có bao giờ tò mò chiếc Phin cà phê chúng ta thường dùng có từ bao giờ? Nguồn gốc từ đâu ?

1. Lịch sử ra đời của phin cà phê Việt Nam

Từ thế kỉ XIX, cây cà phê cũng đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam thời thuộc địa, và có lẽ, chiếc phin cà phê cũng theo đó vào Việt Nam, để rồi dần dà nó không chỉ là một dụng cụ chiết suất cà phê đơn thuần mà trở thành một điều đặc biệt trong văn hóa cà phê ở Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam. Đối với chiếc Phin Việt một bộ lọc cà phê bao gồm nhiều bộ phận: cốc, máy ép, bộ lọc đáy và nắp. Chất liệu phin đa dạng và mỗi vật liệu đều mang cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt,  nhưng nhôm và inox là vật liệu phổ biến nhất.

Có giả thuyết cho rằng, Madras Coffee Filter – Phin cà phê nguyên bản từ vùng Nam Ấn có lịch sử từ những năm 70 của thế kỷ 17 có thể chính là tiền thân của chiếc phin cà phê Việt nhờ những điểm tương đồng về cấu trúc. Xuất phát từ những năm 1670 tại vùng Nam Ấn, chiếc phin cà phê được biết đến với cái tên “Madras Coffee Filter”. Cũng trong thời kỳ này, Pháp chiếm một phần Nam Ấn, Đông Ấn và phát triển các hoạt động giao thương kinh tế tại đây.

Thành phần nguyên bản của chiếc Madras Coffee Filter ban đầu gồm 2 phần:

Phần chứa phía trên có một đĩa ép, đáy đâm là nơi thêm bột cà phê và nước.

Phần chứa phía dưới chứa cà phê ủ.

Hai bộ phận khớp với nhau tạo nên hình dáng như một chiếc ly dài, hình dáng có phần khác so với chiếc Phin cà phê hiện tại có các bộ phận tương đối tách rời như chúng ta thường dùng.

2. Đặc tính riêng của Phin cà phê Việt

COFFEE FILTER – VIETNAM COFFEE CULTURE

Phin cà phê – câu chuyện hay về cà phê Việt

Cuộc sống hiện đại cùng nhịp sống bận rộn, chưa kể đến sự du nhập của nhiều loại đồ uống, nhiều cách thức mới trong thưởng thức cà phê, nhưng tuyệt nhiên, với rất nhiều người, được thả lỏng tâm hồn, chờ đợi từng giọt tinh chất cà phê nhỏ giọt và thưởng thức ly cà phê phin đậm đà vẫn là một thú vui mỗi ngày. 

Chiếc phin cà phê vì thế ẩn trong đó là nhiều câu chuyện, tâm sự của những con người bên lề. Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, thị trường hiện nay cũng cung cấp nhiều loại phin pha cà phê, trong đó phổ biến nhất vẫn là phin nhôm và phin inox. Hai loại phin này đều có ưu nhược điểm riêng cả hai loại phin thì đều được thiết kế đa dạng nhiều kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân, gia đình hay quán xá của bạn, hơn nữa lại linh hoạt, dễ thao tác mà chất lượng cà phê pha khá ngon.

Phin inox có ưu điểm hơn là thiết kế nắp gài, giúp bạn điều chỉnh độ nén khi pha cà phê chính xác hơn bằng việc vặn ốc ở trục gắn giữa lòng phin. Điều này giúp cà phê bột nguyên chất khi pha sẽ có độ nở, không làm bung nắp gài khiến cà phê bị nở trào, mất hương vị. Tuy vậy, giá phin inox khá cao nên thường được gia đình hoặc cá nhân lựa chọn.

Bộ lọc cà phê bằng nhôm thì lại được ưu tiên sử dụng nhờ khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt giúp cà phê có hương vị đạt chuẩn. Phin nhôm giá thành phù hợp hơn, nhưng không thiết kế ốc vặn cùng nắp gài nên khi pha, bạn cần lưu ý rót từ từ vừa đủ lượng để bột cà phê nở từ từ, không trào bột lẫn xuống ly. Loại này hay được quán cà phê lựa chọn sử dụng số lượng lớn hơn.

3. Phin cà phê – Món quà thương hiệu Việt

Nói tới phin cà phê, thì không ai trong chúng ta còn xa lạ cả. Hình ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam.

COFFEE FILTER – VIETNAM COFFEE CULTURE - 22

Phin cà phê – Món quà thương hiệu Việt

Người Hà Nội gọi nhanh: cho một ly nâu nóng hoặc một nâu đá. Còn người Sài Gòn gọi ly cà phê sữa đá. Rồi sau đó, họ bận rộn khuấy tan sữa trong ly, khuấy đến đâu, đá tan đến đâu thì hương vị sữa hòa vào cà phê mát lạnh và sảng khoái đến đó. Với vị ngọt ngào ấy, người ta có thể tăng hương sắc cho cuộc tình mới chớm nở của đôi trai gái đang chụm đầu tâm sự bên ly cà phê sữa đá đặc hiệu này.

Hà Nội lại nóng bỏng vị đậm ngon của tách nâu nóng. Họ thưởng thức từng ngụm trong cái rét luồn theo ngọn gió mùa đông bắc ào ạt thổi trên mái ngói thâm nâu phố cổ, hoặc mưa phùn lây rây, mùa nàng Bân may áo rét cho chồng. Uống tách nâu nóng mùa đông, thấy hương cà phê thơm phảng phất, cảm vị ngọt lịm nơi đầu lưỡi, sao mà yêu Hà Nội đến thế! Có lẽ nhờ vậy mà tôi hiểu cụ Nguyễn Du, khi viết một câu thơ trong Kiều: hương gây mùi nhớ… Cái mùi nhớ đặc biệt quyến rũ, từ ly cà phê nâu theo cách gọi rất Hà Nội của người Hà Nội…

Cà phê sữa quyến rũ người Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn… bao năm trời, thật đặc trưng cho chất đô thị Việt của người dân phố thị Việt, đã có công trải nghiệm, Việt hóa một thức uống của văn hóa ẩm thực Pháp từ hàng trăm năm nay, thành thức uống thuần Việt.

Để lại một bình luận

1900 588 878